Lịch sử Tự cháy ở người

Ngày 2 tháng 7 năm 1951, một phụ nữ 67 tuổi tên Mary Reeser ở bang Florida, Mỹ, được chủ thuê nhà phát hiện đã chết cháy trong phòng riêng. Sau khi ngửi thấy mùi khét và nhận ra tay nắm cửa phòng của Mary nóng bất thường, người chủ nhà đã liên lạc với các nhà chức trách để tìm hiểu vấn đề. Sau khi mở cửa ra thì họ phát hiện Mary đã bị thiêu rụi thành tro trong phòng, nhưng một chân của bà thì vẫn còn nguyên vẹn.[7]

Hình vẽ mô tả người tự bốc cháy.

Thế nhưng, đây lại không phải là trường hợp đầu tiên gặp phải hiện tượng này. Theo Ancient-origins, lịch sử 300 năm qua đã ghi nhận hơn 200 trường hợp con người bỗng dưng bốc cháy tới chết, không có dấu hiệu của việc bị thiêu từ một nguồn tác động bên ngoài. Các nạn nhân thường được phát hiện khi đang ở một mình trong nhà, với phần đầu và thân cháy rụi, tay chân còn nguyên vẹn. Trong vài trường hợp khác, nội tạng của họ lại không bị tổn hại. Các căn phòng hiện trường cũng không phát hiện thấy dấu vết bị cháy, ngoài một dư lượng dầu mỡ trên đồ nội thất và tường.

Năm 1641, bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin (1616-1680), đã mô tả cái chết kì lạ của Polonus Vorstius - một hiệp sĩ người Italy, trong cuốn sách ghi chép về những căn bệnh lạ. Năm 1470, sau khi uống một ít rượu mạnh, Vorstius bắt đầu nôn ra lửa trước khi bốc cháy. Đây được coi là trường hợp tự cháy ở người đầu tiên trong lịch sử nhân loại được y khoa ghi nhận.

Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont cũng đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các trường hợp tự cháy (SHC). Một trong những vụ nổi tiếng nhất ở Pháp là năm 1725, một chủ nhà trọ ở Paris tỉnh giấc và phát hiện vợ mình đã cháy thành tro, thi thể nằm trên tấm đệm rơm. Tấm đệm còn nguyên, không bị cháy. Đồ gỗ xung quanh bà cũng còn nguyên. Tất cả những gì còn lại của người vợ là hộp sọ, vài đốt xương sống và xương cẳng chân. Người chồng ban đầu bị tình nghi là giết vợ, nhưng sau đó ông đã được tuyên vô tội nhờ lời khai của một bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ này tình cờ nghỉ lại tại khu nhà trọ và đã làm chứng cho người chồng. Cái chết của người vợ sau đó được tuyên bố là do "sự trừng phạt của Chúa".[8]

Hiện tượng đốt cháy tự cháy ở người từ đó dần trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 19. Một bài báo nói về chủ đề này đã được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh vào năm 1938. Một bài báo của L. A. Parry cũng đã trích dẫn một cuốn sách Luật học Y khoa xuất bản năm 1823, nói rằng những điểm chung giữa các trường hợp tự cháy ở người được ghi nhận bao gồm các đặc điểm sau:

  • Nạn nhân là những người nghiện rượu mãn tính
  • Thường là phụ nữ cao tuổi
  • Cơ thể không tự bốc cháy, nhưng một số nguồn gây cháy đã tiếp xúc vào
  • Bàn tay và chân thường rơi ra
  • Các đám cháy thường gây ra rất ít thiệt hại cho các vật dễ cháy tiếp xúc với cơ thể
  • Khi đốt xác để lại một cặn bã nhờn và khét, bốc mùi rất khó chịu
  • ...[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự cháy ở người http://www.anomalyinfo.com/?q=Topics/spontaneous-h... http://www.anomalyinfo.com/?q=Topics/spontaneous-h... http://science.howstuffworks.com/shc.htm http://supernaturalexistence.com/spontaneous-human... http://www.dtc.umn.edu/~odlyzko/doc/hallucinations... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2086687 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2086726 //doi.org/10.1136%2Fbmj.1.4039.1237-b //doi.org/10.1136%2Fbmj.1.4041.1340-a http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/158853.stm